Nếu bạn đang tìm hiểu để đầu tư hoặc sở hữu tổ máy phát điện cho công trình của mình thì việc hiểu biết về các thông số máy phát điện là rất quan trọng để vận hành tổ máy hoạt động hiệu quả. Đặc biệt là thông số “tần số máy phát điện”. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thông số này.
Tần số máy phát điện là gì?
Tần số (f) là đại lượng chỉ số lần lặp lại chu kỳ hoạt động của máy phát điện trong vòng 1 giây. Đơn vị của tần số là Hz.
Hiện nay; trong phần thông số kỹ thuật của rất nhiều hãng máy phát điện nổi tiếng ghi là 50/60Hz. Điều này đồng nghĩa với việc các model máy phát điện có thể chạy song song giữa 2 tần số 50Hz và 60Hz. Tùy thuộc vào các loại thiết bị và mạng lưới điện mà chúng ta sẽ điều chỉnh máy với tần số 50Hz hoặc là 60Hz sao cho phù hợp nhất.
Tần số máy phát điện phù hợp là bao nhiêu?
Đầu ra của máy phát phải được duy trì ở tần số cố định; 50Hz hoặc 60Hz. Điều cần thiết là thay đổi tần số đầu ra của máy phát phù hợp với tần số của các thiết bị được cấp nguồn; hoặc của lưới mà máy phát của bạn được kết nối.
Tại Việt Nam; tần số lưới điện thông thường sẽ là 50Hz; ứng với tần số này các thiết bị sẽ hoạt động đều, ổn định và bền bỉ hơn. Tuy nhiên; các dòng máy phát điện của Nhật Bản thường dùng tần số 60Hz. Nếu muốn dùng ở tần số 50Hz thì chỉnh ở cần ga của máy nổ để hạ thấp tốc độ xuống. Việc chỉnh tần số và tốc độ ở bảng điều khiển chỉ là tùy chỉnh.
Thế nhưng nếu dùng ở tần số 50Hz thì dòng điện kích từ cao hơn tần số 60Hz khoảng từ 1 đến 2 lần. Nếu dùng khoảng 70-80% tải thì vẫn còn ở phạm vi cho phép của dòng điện kích từ.
Ở tần số 60Hz đòi hỏi thiết bị phải cách điện tốt hơn nên gây tốn chi phí vào việc cách điện.
Mối liên hệ giữa tần số và tốc độ vòng quay của động cơ
Máy phát điện có khả năng điều chỉnh tốc độ động cơ. Một trong những cách phổ biến nhất để thay đổi tần số đầu ra của máy phát là thay đổi tốc độ quay của động cơ.
Hai yếu tố trên có mối quan hệ theo công thức sau:
• Tần số máy phát (f) = Số vòng quay mỗi phút của động cơ (N) * Số cực từ (P) / 120.
• Ngược lại; P = 120 * f / N
Cách thay đổi tần số cho máy phát điện
Theo công thức trên; một máy phát 2 cực tạo ra tần số đầu ra 60Hz có tốc độ động cơ 3600 vòng/phút. Để thay đổi tần số đầu ra thành 50Hz cho cùng cấu hình máy phát; tốc độ động cơ cần giảm xuống còn 3.000 vòng/phút.
Tương tự; đối với máy phát 4 cực; tốc độ động cơ 1800 vòng/phút tạo ra công suất 60Hz. Giảm tốc độ động cơ xuống 1500 vòng/phút mang lại công suất 50Hz.
Trong trường hợp máy phát điện nhỏ hoặc dân dụng; bạn có thể thay đổi cài đặt vòng tua động cơ bằng cách thực hiện một vài thay đổi trên bảng điều khiển của thiết bị. Thực hiện theo các bước được đưa ra dưới đây để thay đổi tần số máy phát của bạn từ 60Hz thành 50Hz
• Chạy động cơ máy phát điện của bạn và điều chỉnh máy đo tần số trên bảng điều khiển của bạn để đọc 50Hz.
• Kiểm tra vôn kế AC; hoặc chiết áp tùy trường hợp và đọc đầu ra điện áp của máy phát. Điện áp đầu ra giảm khi bạn giảm tần số và có thể thấp hơn giá trị mong muốn
• Điều chỉnh vôn kế AC; hoặc chiết áp trên bảng điều khiển của bạn cho đến khi bạn có được điện áp đầu ra mong muốn ở 50Hz.
Nếu bảng điều khiển không hiển thị tần số; trước tiên bạn sẽ cần kết nối một thiết bị sẽ đo tần số trong khi máy phát hoạt động. Sau đó thay đổi vòng tua động cơ. Các chức năng bảo vệ tích hợp sẽ tự động tắt máy phát điện của bạn trong trường hợp vòng tua động cơ vượt quá hoặc tần số đầu ra rất thấp.
Trên đây là những điều bạn cần biết về tần số máy phát điện. Nếu bạn muốn được tư vấn chuyên sâu về kiến thức máy phát điện; hãy liên hệ ngay tới hotline của chúng tôi để được hỗ trợ tận tình từ đội ngũ chuyên viên tư vấn và kỹ thuật viên dày dạn kinh nghiệm, nhiệt tình và chu đáo.